Nhôm là nguyên vật liệu phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống như: xây dựng, năng lượng, kiến trúc, tiêu dùng…Các sản phẩm từ nhôm đang ngày càng được thị trường ưa chuộng bởi những đặc điểm nổi bật của nó: tính bền bỉ, cách âm cách nhiệt, trọng lượng nhẹ, giá thành hợp lý, nhiều đơn vị phân phối… Thế nhưng nhôm thực chất là gì và những ứng dụng cụ thể của nó trong đời sống và sản xuất là như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nhôm trong bài viết này nhé.
Tìm hiểu về nhôm
Nhôm hay còn được gọi với tên quen thuộc là Aluminium, một nguyên tố hóa học có ký hiệu Al và số nguyên tử bằng 13. Nhôm thuộc kim loại, có màu sắc trắng ánh bạc, mềm, nhẹ và dễ uốn. Nhôm có độ phản chiếu cao cũng như có tính dẫn nhiệt và dẫn điện lớn. Là nguyên tố hóa học phổ biến thứ ba trên hành tinh của chúng ta sau oxy và silicon.
Thực tế nhôm là dòng kim loại không độc, nhẹ nhất thế giới, rất khó để tìm được nhôm nguyên chất, thông thường kim loại này được tìm thấy khi được kết hợp cùng oxygen cùng với những nguyên tố khác. Người ta vẫn thường gọi là hợp kim nhôm trong cuộc sống ngày nay.
Đặc điểm của nhôm
Nhôm là kim loại được tìm thấy phía bên trong vỏ trái đất (chiếm số lượng rất ít, khoảng 8%). Trong tự nhiên, kim loại nhôm thường có trong các hợp chất như là đất sét, boxit hay criolit. Kim loại nhôm nóng chảy ở nhiệt độ 660 độ C.
Ngoài ra, khi nhắc tới tính chất vật lý, ta không thể không nhắc tới đặc tính dẫn điện của nhôm. Con người có thể kéo sợi chỉ dày 4 micron hay dát mỏng nhôm (mỏng hơn sợi tóc người ba lần) hoặc đúc khối làm chi tiết máy.
Một trong những tính chất nổi bậc nhất của nhôm chính là kim loại nhẹ, cực kỳ dẻo và chống ăn mòn tốt. Vì bề mặt của nó luôn được bao phủ bởi một lớp màng oxit cực bền, không bắt lửa và không độc hại.
Nhôm dễ dàng tạo thành các hợp chất với các nguyên tố hóa học khác, nên rất nhiều loại hợp kim nhôm đã được phát triển. Ngay cả một lượng rất nhỏ phụ gia cũng có thể thay đổi đáng kể tính chất của kim loại, khiến nó có thể được sử dụng trong mọi lĩnh vực.
Ưu điểm của nhôm
Nhôm là một kim loại cực kỳ linh hoạt với một số ưu điểm nổi bật như:
Khối lượng riêng của nhôm là 2,7g/cm3, khoảng một phần ba trọng lượng của thép, giúp vận chuyển dễ dàng và rẻ hơn so với hầu hết các kim loại khác. Do tính chất nhẹ, khả năng chống ăn mòn và dễ chế tạo, các tấm nhôm là vật liệu vững chắc cho các dự án như tấm ốp xe, tác phẩm nghệ thuật, tấm ốp tòa nhà và lắp đặt nhà bếp trong số các ứng dụng khác.
Đã có rất nhiều người đặt ra câu hỏi: “Vì sao nhôm không bị gỉ sét như sắt?” Vì thực tế, nhôm là một kim loại chống ăn mòn tự nhiên, bề mặt được phủ một lớp oxit mỏng. Lớp phủ được hình thành khi nhôm tiếp xúc với môi trường oxy hóa, giúp nhôm chống lại sự xuống cấp, chống lại thời tiết khắc nghiệt ngay cả với môi trường công nghiệp.
Nhôm dẫn nhiệt và dẫn điện rất tốt. Khả năng dẫn nhiệt của nhôm bằng khoảng 50 đến 60% so với đồng, nên nó được ứng dụng trong sản xuất quy mô lớn. Cụ thể, nó là vật liệu được chọn cho các đường dây truyền tải điện, được sử dụng làm tản nhiệt trong nhiều ứng dụng như đèn LED, sản phẩm điện, bo mạch chủ máy tính…
Một lợi ích khác của nhôm là nó đóng vai trò phản xạ tốt. Nó phản xạ lại khoảng 80% ánh sáng và 90% nhiệt lượng chiếu vào bề mặt của nó. Hệ số phản xạ cao này mang lại cho nhôm tính thẩm mỹ cao và giúp nó có hiệu quả trong việc sử dụng chống bức xạ ánh sáng và nhiệt trong các ứng dụng như tấm lợp và tấm chắn nhiệt ô tô.
Nhôm dễ uốn, có nghĩa là nó có thể được kéo thành dây mà không bị đứt. Tuy nhiên, độ dẻo của nó thấp hơn so với đồng. Nhôm cũng có mật độ và điểm nóng chảy thấp. Ở dạng nóng chảy, nhôm có thể được đúc theo nhiều cách do tính linh hoạt của nó để tạo ra các sản phẩm mong muốn như tấm, lá, ống và thanh.
Vì sao nhôm không tác dụng với nước? Trên thực tế, nhôm sẽ không phản ứng được với nước do được bảo vệ bởi lớp oxit mỏng. Khi lớp oxit được phá bỏ, nhôm sẽ phản ứng trực tiếp với nước. Ngay cả với độ dày 0,007 mm của lá nhôm, nó vẫn không thấm nước và không có mùi vị.
Đây là chất không độc hại và thường được sử dụng để đóng gói các sản phẩm nhạy cảm bao gồm dược phẩm và thực phẩm như giấy gói thức ăn.
Trái ngược với suy nghĩ của hầu hết mọi người, nhôm có thể tái chế 100% và trong quá trình tái chế, nó vẫn giữ được tất cả các đặc tính ban đầu của nó. Trong quá trình sản xuất, việc sử dụng kim loại tái chế sẽ hiệu quả hơn về mặt chi phí so với kim loại nguyên chất. Nhôm có thể được chế tạo với độ dày mong muốn từ giấy bạc đến dây nhôm được cuộn, các tấm nhôm có thể được cuộn, dập và kéo…
Ứng dụng của nhôm trong đời sống
Nhôm có thể được đúc, nấu chảy, tạo hình, gia công cơ khí và ép đùn nghĩa là nó có thể được sản xuất thành nhiều hình dạng khác nhau và sau đó được chế tạo để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Chúng ta dễ dàng có thể thấy rằng nhôm được phổ biến và ứng dụng rất nhiều trong đời sống chẳng hạn như:
Trong ngành xây dựng: Nhôm được ứng dụng làm cửa, khung sườn, vách ngăn, mái hiên…
Trong ngành công nghiệp: Khung máy, thùng xe tải, thanh tản nhiệt…
Trong hàng tiêu dùng: Dụng cụ nấu ăn, tủ trưng bày, thanh treo màn, bảng treo tường, thang, giường, bàn ghế nhôm…
Trong ngành giao thông vận tải: ô tô, máy bay, xe tải, toa xe lửa, tàu biển, xe đạp, tàu vũ trụ…
Trong ngành bao bì: Lon, giấy bạc, khung…
Trong ngành điện – điện tử: hợp kim dây dẫn, động cơ và máy phát điện, máy biến áp, tụ điện…
Trên đây là toàn bộ những thông tin về nhôm và những đặc điểm, ứng dụng của nhôm. Đây là một kim loại phổ biến và có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Hiện ADLER cũng đang phân phối nhôm trong ngành xây dựng để mang đến cho khách hàng những bộ cửa chắc chắn và bền đẹp.
Để có thêm thông tin về sản phẩm NHÔM ADLER và các chương trình đang diễn ra Quý khách hàng có thể liên hệ:
Hotline: 0942.261.818
Fanpage: Nhôm Adler
Website: https://nhomchat.vn/