THÁI ĐỘ HƠN TRÌNH ĐỘ

THÁI ĐỘ HƠN TRÌNH ĐỘ

 

Hãy thử đặt mình vào vị trí là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ lựa chọn tuyển dụng nhân sự như thế nào? Đòi hỏi trình độ hay thái độ? Đây chắc hẳn là câu hỏi rất nhiều người băn khoăn, hôm nay hãy cùng Adler đi tìm câu trả lời nhé.

Thái độ hơn Trình độ.

Người ta vẫn thường nói, trình độ có thể đào tạo và trau dồi qua năm tháng. Còn thái độ thì không như vậy. Thái độ thể hiện qua phẩm chất và cách cư xử mà không phải ai cũng giống nhau. Để trở thành một người tốt sẽ khó hơn rất nhiều việc trở thành một người giỏi. Trong môi trường công việc thì thái độ được xem trọng và đánh giá rất cao. Mài giũa một người trở nên giỏi giang hơn là điều có thể, ngược lại, việc giúp một người trở thành người tốt thì không hề dễ dàng. Bởi thế nên một người có nền tảng chuyên môn vững vàng nhưng khiếm khuyết về nhân cách thì rất khó để họ tiến xa hơn được.

Thái độ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất công việc.

Khi bạn có thái độ làm việc không tốt, sẽ rất khó hòa nhập vào tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp sẽ bị xung đột và phá vỡ tinh thần đồng đội, gây ra tình trạng bất ổn và ảnh hưởng tới hiệu suất công việc chung. Khi bạn là người có thái độ tốt và có trách nhiệm trong công việc thì bạn sẽ được cấp trên ghi nhận. Những người có tầm nhìn xa sẽ có thiên hướng trân trọng những người như thế trong môi trường công việc.

THÁI ĐỘ HƠN TRÌNH ĐỘ

 

Vượt qua trở ngại.

Chúng ta luôn phải đối mặt với những thử thách, những thời điểm khó khăn và chính trong những thời điểm này, những thứ như quyết tâm, sự kiên trì và khả năng phục hồi trở nên nổi bật. Có kỹ năng phù hợp những thiếu ý chí sẽ không giúp chúng ta vượt qua thử thách và đạt được thành công. Khi tuyển dụng, chúng ta cần tập trung vào thái độ cũng như các kỹ năng chuyên môn của ứng viên. Hầu hết các câu hỏi phỏng vấn đều tập trung vào năng khiếu và cần đảm bảo rằng mình hỏi đúng câu hỏi để xem xét thái độ của ứng viên một cách tốt nhất. Chẳng hạn như sự trung thực, chủ động, quyết tâm, kiên trì và khả năng phục hồi.

 

THÁI ĐỘ HƠN TRÌNH ĐỘ

 

Làm thế nào để có thái độ tốt hơn?

1. Luôn biết ơn.

Mỗi ngày chúng ta nên biết ơn những gì bản thân có ở hiện tại sẽ giúp thái độ bạn nhìn nhận cuộc sống tích cực hơn và bằng con mắt khác hơn. Phải luôn trân trọng và biết ơn những người giúp đỡ bạn, sẵn sàng lắng nghe bạn. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ nhận ra cuộc sống quanh ta có bao điều hạnh phúc. Đạo đức và nhân cách của một người luôn biết ơn những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống sẽ không có chỗ cho thói tự cao và khinh thường người khác. Hãy nhìn nhận lại bản thân xem liệu hôm nay bạn có đang biết ơn công sinh thành của cha mẹ, những bữa cơm mẹ nấu, những sự giúp đỡ của mọi người xung quanh hay cả những lời nhắc nhở của đồng nghiệp không nhé.

 

THÁI ĐỘ HƠN TRÌNH ĐỘ

 

2. Khiêm tốn và biết tôn trọng người khác.

Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển các mối quan hệ. Chẳng ai thích một người khoe khoang, cũng chẳng ai muốn chia sẻ với một người luôn tự cho mình là đúng cả. Nếu một ai đó chia sẻ với bạn, chứng tỏ bạn là người quan trọng với họ và hãy lắng nghe họ một cách chân thành. Thái độ của con người còn được đánh giá qua việc “kính già yêu trẻ” vì trẻ con và người già cần được bảo vệ và chăm sóc. Khi đứng trước họ nhưng cách cư xử kém hòa nhã và không tôn trọng thì rất khó để bạn có thể tôn trọng và chân thành đối xử với bất kỳ ai.

 

THÁI ĐỘ HƠN TRÌNH ĐỘ

 

3. Có trách nhiệm.

Công sức bạn bỏ ra cho “trách nhiệm” của mình là bao nhiêu thì bạn sẽ nhận về bấy nhiêu. Tuyệt đối không dùng thái độ đối phó để giải quyết bất cứ việc gì xảy ra trong cuộc sống. Hãy luôn nhớ rằng, gieo nhân ngọt sẽ gặt được quả ngọt. Nếu chẳng may quả không ngọt thì cũng đừng trách móc hay oán than điều gì vì bạn đã hoàn thành tốt nhất nghĩa vụ của bản thân. Dùng trái tim ấm áp để sưởi ấm cho cuộc đời mình là điều sáng suốt nhất.

 

THÁI ĐỘ HƠN TRÌNH ĐỘ

 

4. Tích cực trong suy nghĩ.

Cuộc sống đôi lúc không như ta mong muốn, không phải chuyện gì cũng suôn sẻ được. Những người có tư duy tích cực sẽ biết chấp nhận và học cách nhìn nhận, sửa sai và vực dậy sau mỗi lần vấp ngã. Tích cực trong suy nghĩ sẽ giúp bạn không chìm quá sâu trong sự bất lực và thất bại.

 

THÁI ĐỘ HƠN TRÌNH ĐỘ

 

5. Tính kỷ luật.

Kỷ luật giúp bản thân chúng ta có nhận thức tốt hơn về việc cam kết thời gian. Hạn chế những sai phạm trong công việc cũng như tạo ra môi trường tốt nhất để làm việc và sinh hoạt. Phát huy tốt nhất khả năng và miền sáng tạo của mình. Nhất quán từ suy nghĩ đến hành động, giúp cá nhân tự chủ hơn trong cuộc sống.

THÁI ĐỘ HƠN TRÌNH ĐỘ

6. Ham học hỏi.

Thái độ hơn trình độ còn thể hiện ở việc người đó có ham học hỏi để phát triển hay không. Luôn tò mò và biết cách đặt câu hỏi sẽ giúp chúng ta gỡ rối được nhiều vướng mắc và có thêm nhiều kiến thức hơn. Từ đó sẽ rất dễ phát triển bản thân trong công việc và cả trong cuộc sống.

 

THÁI ĐỘ HƠN TRÌNH ĐỘ

 

Hy vọng với bài viết này, các bạn sẽ hiểu được thái độ hay trình độ là quan trọng hơn. Hãy luôn có thái độ tốt và chân thành để nhận lại những gì xứng đáng nhất.