Xử lý bề mặt là một công đoạn vô cùng quan trọng giúp sản phẩm nhôm sáng bóng, chống lại các chất rỉ sét gây ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm. Hiện nay, các phương pháp xử lý bề mặt nhôm rất đa dạng với những đặc điểm kỹ thuật riêng như: xử lý cơ học, anode, nhúng đánh bóng, sơn tĩnh điện…
Có rất nhiều lý do để lựa chọn nhôm định hình cho dự án của bạn: tính ứng dụng cao, chi phí tương đối thấp, khả năng chịu lực cao và đặc tính không bị ăn mòn. Ngoài ra nhôm còn thân thiện với môi trường và có thể được xử lý bề mặt bằng các lớp phủ với hiệu suất cao.
Tầm quan trọng của việc xử lý bề mặt nhôm.
Thứ nhất: Lớp bề mặt hoàn thiện giúp cải thiện khả năng chống ăn mòn. Nhôm có một lớp màng oxit tự nhiên bảo vệ chống ăn mòn, tuy nhiên ở trong môi trường khắc nghiệt thì việc trang bị thêm lớp bề mặt bảo vệ là cần thiết.
Thứ hai: Lớp bề mặt hoàn thiện giúp tăng thẩm mỹ cho sản phẩm nhôm. Tùy thuộc vào bề mặt hoàn thiện sau cùng của sản phẩm (màu sắc nổi bật hay hiệu ứng bề mặt sáng bóng như gương…) để đưa ra lựa chọn phương pháp xử lý bề mặt phù hợp.
Phương pháp xử lý bề mặt khác nhau cho nhôm định hình của Adler.
Phun cát: Tạo mức độ đồng đều về độ nhám cho chân sơn bám sau này
Đánh xước: Dùng cho cây khung và cây cánh, những cghi tiết nhiều góc ngách
Tẩy Crom 6: Tẩy rửa dầu mỡ cho sạch, sau đó mạ Cr6 như lớp màng giữa bề mặt nhôm và bề mặt sơn.
Để tìm hiểu thêm về thông tin sản phẩm Nhôm Adler, Quý Khách hàng có thể tìm hiểu qua:
- Website : https://nhomchat.vn/
- Facebook : https://www.facebook.com/NhomAdler
- Hotline : 0942 26 1818